Thursday 5 September 2013

Lại thêm đồng chí TS Trần Du Lịch nói sai về tỷ giá


Hôm nay tớ đọc được bài này của đồng chí Lịch, thấy lý luận của đồng chí ấy giống hệt như những lý luận mà tớ đã lôi ra để phang trong các entry trước. Cứ cái đà tiếp tục phỏng vấn các đồng chí chuyên gia ở Việt Nam thế này thì khéo rốt cuộc tỷ lệ phản đối phá giá sẽ lên tới trên 99% trong tổng số người được hỏi. Nhưng thôi, lần này tớ không buông lời chê trách về trình độ của đồng chí nào nữa, kể cả đồng chí Lịch, vì xem ra chẳng thay đổi được cái gì hữu ích cả. Nhưng tớ vẫn cứ phải phang vào các lý luận của đồng chí Lịch để ... đỡ ngứa mắt.

---------------------------------------------

PHÓNG VIÊN: - Tại một cuộc hội thảo mới đây bàn về tỷ giá sau khi NHNN khẳng định không điều chỉnh tỷ giá và tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng ổn định. Nhiều chuyên gia cho rằng đây chính là nguyên nhân làm cho hàng hóa Việt Nam mất dần sức cạnh tranh so với hàng nhập khẩu, làm cho hàng tồn kho liên tục tăng, doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Nhiều năm qua mà chúng ta có thể lấy mốc từ tháng 7-2007 đến tháng 7-2013, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 99,57% trong khi tỷ giá chỉ tăng 24,2%. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Vì sao NHNN ngại phá giá VNĐ? Tại sao giữ tỷ giá ổn định bất chấp lạm phát tăng luôn được coi là thành công trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam?

Tớ bình luận: Phóng viên này đang nói đến bài “Bàn tròn chuyên gia” trên TBKTSG số tuần trước, dùng ngay lời lẽ của tớ để đặt thành câu hỏi. Khá khen!
-TS. TRẦN DU LỊCH: ... Như đã biết, hầu hết sản phẩm xuất khẩu công nghiệp của Việt Nam là gia công, có nghĩa là chúng ta tùy thuộc nguyên liệu rất lớn, thể hiện qua nhập siêu rất cao, có năm lên đến 20% giá trị xuất khẩu. Như vậy, nếu phá giá, chúng ta sẽ tự nâng giá vật tư nguyên liệu đầu vào, đẩy chi phí sản xuất lên, kể cả trong nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là các loại vật tư xây dựng phải nhập khẩu..

Tớ bình luận: Đồng chí này sai cơ bản tại cái điểm này (cũng giống tuyệt đại đa số đồng chí khác cũng nhầm nhọt như thế) vì kinh tế gia công không nhất thiết liên quan đến nhập siêu. Không ai nhập nguyên vật liệu với chi phí 100 USD lại xuất hàng ra nước ngoài với giá 90 USD cả, mà phải là con số nào đó, ít nhất thì cũng bằng giá nguyên vật liệu (100 USD) cộng với chi phí gia công và các loại chi phí khác, tức phải lớn hơn 100 USD. Khi tỷ giá tăng thì đương nhiên giá nguyên vật liệu cũng tăng. NHƯNG đó là giá tính theo VND, chứ không phải giá tính theo USD (nhấn mạnh nhé!), vì giá nguyên vật liệu theo USD lúc đó vẫn là 100 USD và giá xuất khẩu vẫn là trên 100 USD và cả nền kinh tế tuy vẫn là gia công nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Các đồng chí nhớ cho kỹ nhé! Về chuyện này tớ đã nói đi nói lại nhiều rồi, trong các entry sau:
http://phan-minh-ngoc.blogspot.sg/2013/02/co-nen-pha-gia-vnd-khong.html

và các entry tiếp theo đó (trong tháng 2 đến gần đây nhất là tuần trước) về cùng chủ đề. Vì thế tớ không mất thì giờ nêu lại nữa, chỉ cầu mong các đồng chí có thời gian đọc để mà rút kinh nghiệm cho những lần phát biểu sau này.

Đồng chí Lịch: Bên cạnh đó, nợ quốc gia bằng ngoại tệ của Nhà nước và doanh nghiệp đã lên đến gần 50% GDP, mỗi lần phá giá đồng tiền, nợ tăng tính bằng VNĐ rất lớn. Chúng ta nhập khẩu xăng dầu, mỗi lần điều chỉnh tỷ giá, giá xăng dầu sẽ tăng rất mạnh. Tôi thí dụ như lần điều chỉnh tỷ giá 9,3% vào đầu năm 2011, nhiều doanh nghiệp ngủ 1 đêm sáng dậy nợ tăng 10% đối với các khoản cam kết khi doanh nghiệp thu bằng tiền đồng và phải trả bằng ngoại tệ.

Tớ bình luận: Tớ cũng nói về chuyện nợ tư và công này rồi nên không nói lại, chỉ nói thêm là vậy thì cứ vui vẻ mà xuất dự trữ ngoại hối để “bù giá” cho mấy đồng chí tư nhân đi nhé. Còn nợ công thì cũng thế, lỗ hà ra lỗ hổng thôi.
Còn về chuyện tỷ giá tăng sẽ làm hàng nhập khẩu tăng, ngoài các entry liên quan tới nói đến thì hãy đọc thêm về bài này:

để mà thấy tại sao các nước người ta không ngu xuẩn như mình khi cố gắng tìm cách kìm hãm tỷ giá như vậy. Muốn học cái khôn của thiên hạ thì hãy học ngay từ những cái tưởng biết rồi như thế này, chứ đâu xa xôi gì?

Đồng chí Lịch: Dĩ nhiên, nếu ổn định tỷ giá như hiện nay rõ ràng bất lợi cho các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu không phải nhập khẩu nhiều. Như xuất khẩu cà phê, gạo, tỷ lệ nội địa hóa lớn, phần nhập khẩu cấu tạo giá trị ít hơn một số ngành khác nên đang chịu thiệt. Nhưng nếu nhìn tổng thể nền kinh tế, nếu như chúng ta cứ điều chỉnh tỷ giá liên tục theo mức CPI trong nước, chắc chắn chi phí sản xuất sẽ tăng rất cao.
Tớ bình luận: Khổ lắm, “chi phí sản xuất tăng cao” là chi phí sản xuất tính bằng VND thôi, chứ không phải USD tnên chẳng có gì là bất lợi cho sản xuất nông nghiệp cả. Nếu để xuất khẩu, giá sẽ được tính bằng USD. Vì giá bán/xuất không đổi nên rốt cuộc biên độ lợi nhuận không thay đổi. Nếu để bán ở mấy cái chợ nội địa và giá tính bằng VND thì giá bán cũng vẫn tăng lên theo đà tăng của CPI chứ, nó có chịu đứng yên đâu? Ai bảo mớ rau, con cá bán ở các chợ xanh không tăng giá? Nếu đồng ý là có tăng thì “chi phí sản xuất tăng cao” cũng vẫn Ok chứ? Có thế thôi mà không hiểu.

Đồng chí Lịch: Đây là vấn đề được bàn luận khá nhiều ở Hội đồng Tài chính tiền tệ Quốc gia cũng như ở các cơ quan. Cuối cùng cân nhắc là điều hành tỷ giá linh hoạt, nghĩa là để cho biên độ có dao động nhưng không đặt vấn đề phá giá đồng tiền. Đó là chưa kể phá giá đồng tiền ảnh hưởng tâm lý rất lớn khi đồng tiền bị mất giá.
Tớ bình luận: Trời ạ! Tớ đã mấy lần lên tiếng khuyến nghị dẹp cái hội đồng này đi, toàn nói linh tinh, sai nhiều hơn đúng. Có mấy khuôn mặt cộm cán của cái hội đồng này thì tớ đều có vinh dự lôi lên đây hoặc lên báo chí để phang rồi, có đẹp đẽ, sáng sủa gì đâu.

Đồng chí Lịch: Thực chất việc điều chỉnh tỷ giá 9,3% đầu năm 2011 cùng việc giảm biên độ giao dịch từ 3% xuống 1% không phải là phá giá, vì trước đó VNĐ đã mất giá trên thị trường. Trên thị trường từ quý IV-2010 đã hình thành 2 tỷ giá, tỷ giá thực và tỷ giá chợ đen, nhưng sau đợt điều chỉnh đó, cơ bản trên thị trường không hình thành 2 tỷ giá mà tỷ giá hướng dẫn của NHNN phù hợp với giao dịch của thị trường cung cầu về ngoại tệ.
Tớ bình luận: Liều, nhảm có cỡ!

Đồng chí Lịch: Tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới, bên cạnh việc giữ ổn định tỷ giá cũng cần phải điều chỉnh ở mức độ phù hợp để nông nghiệp không bị thiệt hại do tỷ giá. Năng lực cạnh tranh của từng ngành tùy thuộc tỷ giá từng phần, còn phần lớn hơn là phụ thuộc năng suất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Chúng ta nên có một số biện pháp hỗ trợ nông nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất, tăng cạnh tranh và chất lượng chứ không nên chỉ nhìn vào vấn đề tỷ giá để giải quyết căn cơ.
Tớ bình luận: Rồi, cứ “hỗ trợ” đi rồi yên tâm và chuẩn bị tinh thần bị các nước nhập khẩu áp dụng thuế chống phá giá và trợ cấp nhé!

Đồng chí Lịch: Đây là vấn đề khá lớn. Hiện nay sau 6 năm tham gia WTO, xuất khẩu gia tăng mạnh nhưng cũng bộc lộ năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam yếu kém, đặc biệt là chi phí cao. Gốc vấn đề là ở chỗ Việt Nam có năng suất lao động quá thấp, những năm qua, nhìn trên tổng thể nền kinh tế, tăng tiền lương, tăng các loại chi phí nhanh hơn tăng năng suất. Mặt khác, rất nhiều loại chi phí doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu nhưng ở các nước không có như chi phí cảng, chi phí vận tải, các loại phí khác mà doanh nghiệp phải chịu, làm nâng giá thành sản phẩm.
Tớ bình luận: Cứ tăng cung tiền lắm vào thì lạm phát tăng và do đó các loại tiền lương và chi phí phải tăng nhanh hơn năng suất lao động là đúng rồi, không tránh được. Nguyên nhân là đấy chứ còn ở đâu mà phải tìm loanh quanh?

Và tớ thề là đã không tin vào mắt mình khi được đồng chí Lịch cho biết rằng các doanh nghiệp ở nước ngoài không phải gánh nhiều loại chi phí như chi phí cảng, vận tải v.v... như ở Việt Nam.

Đồng chí Lịch: Yếu tố tiếp theo là do công nghệ lạc hậu, chủ yếu gia công nên tính cạnh tranh cũng giảm xuống. Tổng thể để nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, yếu tố tỷ giá chỉ là một phần nhỏ, yếu tố lớn nhất là Chính phủ và Nhà nước phải cung cấp tốt hơn các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật và xã hội để doanh nghiệp được hưởng phí tổn thất.

Tớ bình luận: Rốt cuộc cũng đến điểm này. Nếu đã thừa nhận tỷ giá là một yếu tố (dù chỉ là phần nhỏ) thì (trong lúc chưa cải thiện được những yếu tố khác) sao lại không dám công khai thừa nhận và tiến hành “điều chỉnh” đi? Sao cứ lấp liếm, vòng vo, loanh quanh, cộng với sự “kiên định không phá giá” ngu xuẩn như hiện nay thế?

13 comments:

  1. Tôi rất tán thành ý kiến của anh Ngọc.
    Tất cả những ý kiến của anh Lịch chỉ là bao biện, thể hiện không đọc gì các sách về chính sách tỷ giá. Các ý kiến đó phần lớn trái ngược các kết luận về vai trò, ảnh hưởng của tỷ giá tới các lĩnh vực kinh tế. Đối với các lĩnh vực mà tỷ giá cho hai tác động trái chiều thì lý thuyết cũng chỉ ra trường hợp nào chiều tích cực lấn át chiều tiêu cực và ngược lại. Hoặc lý thuyết cũng có đường cong J chỉ ra giai đoạn nào ảnh hưởng của phá giá là bất lợi và lúc nào thì bắt đầu có tác động tích cực...
    Bác Lịch nói trong thời gian tới, bên cạnh việc giữ ổn định tỷ giá cũng cần phải điều chỉnh ở mức độ phù hợp để nông nghiệp không bị thiệt hại do tỷ giá; tức là bác công nhận nông dân bị thiệt do chính sách tỷ giá. Theo tôi, với chính sách tỷ giá này thì chẳng bao giờ nông dân ngóc đầu lên được. Đây là chính sách bần cùng hóa nông nghiệp, nông thôn (cướp đất đai) để công nghiệp hóa (mà công nghiệp hóa có ra làm sao đâu, tiền đầu tư bị tham những nhiều quá).

    Năm 2000-2001, chính bác Lịch là người phản biện báo cáo đề xuất phá giá 30%, tốt nhất là 50%, bác cũng đưa ra đúng các lập luận trên để bác bỏ quan điểm của tôi. Nhưng tranh luận với người không đọc, không học thì khó lắm nên thôi anh Ngọc ạ
    Xem bài cũ của tôi bị bác Lịch phê phán ở đây:
    http://toithichdoc.blogspot.ch/2011/04/chung-ta-se-thu-uoc-gi-khi-pha-gia-manh.html

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng chí Lịch cùng với những đồng chí Ngân, Ánh, Kiêm v.v... là những đồng chí không hiểu thế nào mà lại có bằng TS và nắm những trọng trách trong xã hội. Nhưng nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, không chỉ có mấy đồng chí này mà nhiều đồng chí khác, trẻ hơn, học hành tử tế hơn, vẫn có chung suy nghĩ vậy. Nên suy ra, dường như đó là cái chung của VN rồi, chứ không chỉ vì họ không đọc sách (chính xác ra là có thể có đọc mà không hiểu, hoặc hèn hạ nên nói dựa, trái với đạo đức của người làm khoa học). Vì thế mà tôi mới phải nhiều lần than trời vì sự bất hạnh của cái dân tộc này mà, anh Đức ạ.

      Tôi mới chỉ va vấp với cái đội ngũ này chừng 7 năm mà đã thấy thế rồi. Còn anh trong gần 2 chục năm nên chắc cũng nếm trải nhiều nỗi lắm.

      Delete
  2. Quá dễ hiểu. Bằng TS nếu muốn thì ở đâu cũng kiếm được, kể cả ở Mỹ. Khối trường ĐH ở Mỹ cũng bán bằng TS đó sao. Còn tại sao lại được nắm những trọng trách trong xã hội thì phải nghiên cứu cụ thể, và phát hiện ra: Đúng là chỉ có ở Việt Nam... mới có.
    Nhưng nói thật những vị này to mồm phát ngôn để kiếm tiền thôi chứ làm gì có trọng trách gì trong xã hội. Danh đại biểu QH chỉ cho đẹp thôi chứ làm gì có quyền.
    Lớp trẻ đều là công chức đâu có quyền phát ngôn trái ý cấp trên, cấp trên cũng không được nói trái ý cấp trên nữa... bạn Ánh của tôi phát biểu hơi quá đà nên bị mất chức Viện phó rồi đấy thôi.
    Với cách tổ chức hệ thống như vậy thì lớp trẻ cần gì học, chỉ cần nói và làm đúng ý cấp trên. Do không học nên không hiểu chuyện tỷ giá của anh là đúng.
    Tôi đã có hơn 30 năm nằm trong guồng máy này, nên đã tổng kết: Có một câu người dân thường nói mà tôi qua kinh nghiệm hơn 30 năm làm việc ở cơ quan trung ương thấy rất đúng: Từ thời cách mạng tháng 8 thành công đến nay, phẩm chất đạo đức, văn hóa kiến thức, năng lực phẩm cách của các thế hệ lãnh đạo sau đều kém so với thế hệ trước.
    http://toithichdoc.blogspot.ch/2013/09/co-tbt-truong-chinh-chuyen-sau-canh.html

    ReplyDelete
  3. Hay quá, 2 anh là những người tôi mới biết qua mạng và theo dõi blog gần đây. Đúng là mấy bác chém gió này có trọng trách gì đâu. Cty em có lần mời 1 đ/c về nói chuyện, đ/c ấy bảo giờ là chuyên gia cao cấp, tư vấn cả cho CP nên giá phải là 20tr VND cho khoảng hơn 1h nói chuyện chứ ko phải là 10tr như chuyên gia thường (wtf). Nếu nói mà ra được vấn đề gì thì 20tr cũng quá rẻ, nhưng chỉ luyên thuyên thì chả đáng, riêng chuyện mặc cả vậy cũng cho thấy con người rồi :v
    Em không phải dân nghiên cứu, nhưng công việc cũng có liên quan đến các vấn đề kinh tế. Rất hoan nghênh 2 bác đã có nhiều chía sẻ. Hy vọng sẽ học hỏi được từ các anh
    Em xin ngoài lề chút, em đang muốn làm 1 bài phân tích về thị trường bất động sản nhưng thực sự là khó quá. Ở VN thì các báo cáo của các CTy tư vấn như CBRE và Savil thì chất lượng quá thấp. Hơn nữa ở VN cũng ko đủ số liệu để đánh giá đầy đủ được. Các bác có kinh nghiệm trong nghiên cứu nên em muốn tham khảo xem có phương pháp cụ thể nào để đánh giá thị trường bds không ah? Hoặc có research nào có chất lượng về bds xin các bác chia sẻ. Xin lỗi vì đã đi lan man lạc đề ở đây

    ReplyDelete
  4. Nếu cơ quan đồng chí mời tớ về nói chuyện thì tớ chỉ lấy 5 triệu thôi. Tớ vốn kinh tế, tính nhoằng một cái ra rằng số tiền này gấp khoảng 3, 4 lần hoặc hơn nhuận bút viết một bài tầm 1000 chữ, trong khoảng 1-2h đồng hồ, vẫn quá hời.

    Về chuyện thị trường bất động sản, tớ nghĩ là ở VN thì vẫn phải dựa vào các công ty tư vấn trên thôi, vì dù sao họ cũng pro hơn nhiều tổ chức, cá nhân khác, có mạng lưới. Tất nhiên, điều quan trọng là phải khai thác được các thông tin không công bố của họ, chứ không phải là các thông tin có trong các báo cáo phổ thông (dù có mất tiền mua). Mà thông tin không công bố (theo kiểu tư vấn) đương nhiên sẽ tốn kém hơn.

    Thật ra, chuyện thông tin và các phân tích thị trường không chỉ là vấn đề ở VN, ở ngành bất động sản, mà còn ở nhiều ngành, nhiều nước khác. Tớ đang có nhu cầu tìm thông tin của, ví dụ, ngành sản xuất wood-plastic composites của thế giới mà bới mãi chỉ ra một số thông tin vụn vặt, ngoài một số rất ít báo cáo thị trường được chào bán với giá 4-5.000 USD/bản với chất lượng thì có Chúa mới biết được. Vì thế, đồng chí phải tự bằng lòng với những gì có thể có, cộng thêm, nếu được, tự tổ chức phỏng vấn, điều tra các đầu mối thị trường. Tớ chẳng hạn, cũng phải về VN đôi lần để tìm hiểu ngành dệt may như tớ nói trên các entry vừa rồi ấy.

    ReplyDelete
  5. Em cũng quen sơ sơ các analyst của Savil và CBRE và em biết tầm nghiên cứu của họ, hehee.
    Vâng,em cũng nghĩ đến việc làm khảo sát, và cái này thì cơ quan của em lại có thể làm được. Nhưng về thì vẫn muốn dựa trên 1 lý thuyết hay 1 phương pháp nào đấy mà chưa tìm được. Những ngành khác thì có thể dựa được vào sản lượng sx, tiêu thụ ... rồi có thể phân tích = công cụ đơn giản như 5-forces chẳng hạn để đánh giá mức cạnh tranh hay chu kỳ ngành. Riêng bds thì khó thật.
    Nếu bác có nhu cầu về số liệu gì ở VN thì em có thể hợp tác. Tất nhiên là số cũng chỉ từ nguồn tổng cục TK, Hải quan hay bộ CT thôi. Có gì em sẽ email cho bác. Cảm ơn bác

    ReplyDelete
  6. Phương pháp nghiên cứu đơn giản và hiệu quả nhất, khả thi nhất trong trường hợp này là phỏng vấn các parties trong ngành bất động sản (developers, agents, consultants, authorities...), càng nhiều càng tốt, rồi tự chắt lọc thông tin, lấy cái nào có vẻ relevant nhất cho nghiên cứu của mình.

    Về số liệu, cám ơn đồng chí. Đôi lúc quả là tớ cũng cần số liệu của VN, sẽ liên lạc với đồng chí (gửi email cho tớ nhé).

    ReplyDelete
  7. Dạ em có một góp ý nhỏ thế này ạ. Các bác tranh luận suông thế này cũng chẳng khác nào các chuyên gia (mà bác Ngọc chê là dốt nát, chuyên chém gió). Đề nghị bác Ngọc có nghiên cứu cụ thể xem là phá giá 1% thì nông dân trồng lúa được lợi bao nhiêu ạ? Em thì không thạo món này nhưng trộm nghĩ nông dân chẳng được nhiều vì bây giờ đầu vào họ phải mua đủ thứ, toàn phải nhập cả như phân bón, thuốc trừ sâu, giống,... Giá bán đầu ra thì bị mấy ông lương thực nhà nước ép giá nên cũng chẳng tăng được bao nhiêu. Giả sử bây giờ các bác cho phá giá 5% làm giá đầu vào tăng lên 4% chẳng hạn, nếu giá bán cho doanh nghiệp xuất khẩu chỉ tăng 2-3% thì chắc gì nông dân được lợi hay chỉ béo mấy ông doanh nghiệp xuất khẩu thôi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn góp ý của đồng chí. Về nghiên cứu tác dụng của phá giá thì tớ nghĩ là có cả một đống rồi, chắc không cần phải chứng minh lại nó nữa (mà tớ cũng chứng minh qua ví dụ rồi đấy).

      Về chuyện giá đầu vào của nông dân, đồng chí đọc lại ví dụ của tớ về lắp ráp xe máy (với giá trị linh kiện nhập khẩu, chi phí gia công và giá xuất khẩu), để thấy rằng phá giá vẫn có lợi cho người xuất khẩu (kể cả nông dân).

      Trường hợp mà đồng chí nêu (giá bán bị ép giá), đó là thuộc vấn đề khác, không phải do tỷ giá nữa nhé.

      Delete
  8. Bạn Anonymous ơi, không phải là chúng tôi tranh luận suông mà đã tính toán chán ra rồi bạn ạ; giờ thì chán không buồn tính nữa vì tính xong báo cáo cũng có ai nghe đâu. Họ còn lo bảo vệ cái ghế của mình đã.
    Trong comment đầu tiên của bài này, tôi đã cho đường dẫn để các bạn đọc 1 bản tôi viết năm 2001 trong đó chỉ rõ nhiều tính toán cụ thể (tất nhiên còn hàng loạt tính toán khác chưa đưa vào bài viết), ví dụ trong đó viết: cần phải phá giá ít nhất là 30%, tốt nhất là 50%. Cơ sở để xác định tỷ giá mới gồm các tính toán sau đây:
    + Về tỷ giá thực, theo các phân tích trong phần I, tỷ giá thực của ta so với 18 bạn hàng chính đã lên giá khoảng 17% so với năm 1992 (khi đồng tiền nước ta bị đánh giá cao nhất trong giai đoạn đầu cải cách), và khoảng 40-45% so với năm 1989 (khi đồng tiền nước ta bị đánh giá thấp nhất). Nếu so với đồng đô la Mỹ, đồng tiền Việt nam hiện nay bị đánh giá cao khoảng 35% so với năm 1989. Do đó, để trở lại sức cạnh tranh của những năm đầu thập kỷ, cần phá giá tỷ giá danh nghĩa ít nhất 30%, để khi phá giá xảy ra, cơ chế truyền hiệu ứng (tăng giá hàng nhập, tăng dự báo lạm phát và những cuộc phá giá mới) làm cho lạm phát tăng lên khoảng 7-10% thì tỷ giá thực sẽ còn được phá giá ở mức 18-22%, bù lại mức độ lên giá so với năm 1992 đồng thời tăng đáng kể lợi nhuận cho khu vực làm hàng xuất khẩu.
    Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu chỉ phá giá ở mức 30% thì tác dụng của phá giá sẽ không kéo dài quá 3-4 năm vì bản thân tỷ giá thực năm 1992 không phải là tỷ giá cân bằng, bằng chứng là tỷ giá này phải chịu sự kiểm soát rất chặt của Ngân hàng Nhà nước và nó phản ảnh năm mà tại đó đồng tiền nước ta bị đánh giá cao nhất trong giai đoạn đầu cải cách. Ngược lại, tỷ giá thực trung bình của các năm 1989-1991 phản ánh đúng tình trạng thị trường hơn vì đó là giai đoạn tỷ giá danh nghĩa được thả nổi gần như hoàn toàn. Hơn nữa, cũng trong giai đoạn này, cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển theo hướng rất tích cực: hướng về xuất khẩu trên cơ sở phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động - lợi thế cạnh tranh số 1 của nước ta. Vì tỷ giá thực hiện nay bị đánh giá cao khoảng 35-40% so với trung bình của ba năm 1989-1991 nên cần phải phá giá danh nghĩa khoảng 50% để tạo ra một tỷ lệ phá giá tỷ giá thực 36% (khi lạm phát tăng khoảng 10%), đủ khôi phục gần như hoàn toàn sức cạnh tranh của nền kinh tế như những năm 1989-1991. Chỉ trong trường hợp này, hiệu quả của chính sách phá giá mới có thể kéo dài trên 5 năm.
    + Đối với xuất khẩu nông sản, cụ thể là gạo: Nếu tỷ giá tăng 30% thì sau khi xuất 1 kg gạo nông dân sẽ thu về 2555 đồng, quy ra thóc là 1920 đồng / 1 kg thóc xuất khẩu. So với giá thành sản xuất và đóng góp nghĩa vụ nông thôn 1375 *10% (thêm 10% lạm phát do phá giá), bằng 1512 đồng / kg thóc, thì nông dân và doanh nghiệp còn có 408 đồng lợi nhuận, tương đương với 27% giá thành sản xuất.
    Tuy nhiên, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII yêu cầu trong tính toán giá mua nông sản, phải đảm bảo thu nhập của nông dân tương đương với 40% chi phí sản xuất. Trong trường hợp này, chỉ có mức phá giá danh nghĩa tới 50% mới thoả mãn yêu cầu trên.
    Cũng theo cách tính trên áp dụng cho trường hợp cà phê, cao su, hồ tiêu... thì đều đi đến kết quả chung là tỷ lệ phá giá danh nghĩa tốt nhất nên là 50%.
    + Đối với tăng trưởng kinh tế: Theo tính toán của chúng tôi, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tiềm năng của nước ta hiện nay khoảng 8%[1], và để đạt tỷ lệ tăng trưởng này, xuất khẩu phải tăng trưởng trung bình khoảng 32%/ năm. Những tính toán trong mục III2) dưới đây cho thấy muốn đạt được những mục tiêu trên, mức phát giá tốt nhất nên là 50%, tối thiểu là 30% (xem chi tiết trong mục III2).
    Nên đọc tiếp trong:
    http://toithichdoc.blogspot.ch/2011/04/chung-ta-se-thu-uoc-gi-khi-pha-gia-manh_28.html
    http://toithichdoc.blogspot.ch/2011/04/chung-ta-se-thu-uoc-gi-khi-pha-gia-manh_7528.html
    Nếu bạn cần tính toán cụ thể đủ để viết ra 1000 trang chúng tôi cũng làm được.

    ReplyDelete
  9. Em biết bác Ánh lâu rồi, bạn phát biểu hay lắm, nay có dịp gặp bác Mai thì quả là quý hóa quá. Em mong các bác luôn ghé thăm blog bác Ngọc và cùng bác Ngọc chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm quý giá về tình hình kinh tế VN. Qua đó, giúp cho em cùng các bloggers khác được mở mang tầm mắt...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Kính gửi bác Mai (xin lỗi bác Ngọc một tý)

      Nghiên cứu của bác từ năm 2001 có lẽ đã quá lạc hậu so với cơ cấu kinh tế hiện nay. Nếu có thể thì bác thử làm nghiên cứu gần đây xem sao. Cách tính tỷ giá thực của bác lên giá 17% dựa vào mốc 1992 nhìn chung cũng chẳng có cơ sở lắm và cũng quá xa so với thời điểm nghiên cứu (năm 2001).

      Tính toán của bác cho rằng nếu tỷ giá tăng 30% thì thì nông dân và doanh nghiệp còn có 408 đồng lợi nhuận, tương đương với 27% giá thành sản xuất cứ cho là đúng đi thì phần của nông dân được bao nhiêu và phần của doanh nghiệp được bao nhiêu bác có bóc tách ra được không ạ?.

      Theo lập luận của bác có lẽ chúng ta nên phá giá càng nhiều càng tốt chứ việc gì phải là 30 với 50%. Em đã đọc qua bài của bác và thấy rằng các lập luận của bác dựa trên nhiều quá nhiều giả định lạc quan sau khi phá giá.

      Delete
    2. Tớ xen vào tí. Đúng là thời điểm gốc để tính tỷ giá thực là điều quan trọng. Vì với nước có lạm phát lớn và liên tục như VN thì càng chọn gốc tính càng xa thời điểm hiện tại thì mức độ lên giá thực càng lớn.

      Tớ chưa có dịp đọc/biết về cách làm chung (nếu có) trong trường hợp này nên thiển nghĩ là có lẽ nên lấy gốc từ thời điểm phá giá gần nhất của NHTW cho đến kỳ hiện tại để tính cho đơn giản, có tính thuyết phục hơn.

      Nếu tính ngược lại càng xa thì cũng như kiểu đứa bé mỗi tháng bị thiếu mấy lạng cân nặng so với tiêu chuẩn chung, cứ dồn vào như vậy và chẳng hạn 2 năm sau mới tính số cân lạng cần phải bù đắp cho bằng tiêu chuẩn thì có nhẽ sẽ phải cân nặng thành gấp đôi tiêu chuẩn mất.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).