Wednesday 16 May 2012

Đọc báo giùm bạn

Hôm nay tớ lại mới có dịp lôi ra đây 2 đồng chí TS cũng thuộc diện có tiếng ở Việt Nam để bình luận. Nói “mới có dịp” đơn giản vì báo chí hiện vẫn như thường, tức là quanh đi quẩn lại chỉ thấy mấy khuôn mặt cũ mèm mà tớ chẳng còn thiết bình luận nữa, ngoại trừ hôm nay khi tớ đọc bài của 2 đồng chí TS, Vũ Quang Việt và Nguyễn Sĩ Dũng, lâu lâu mới thấy xuất hiện và rất đáng bình luận vì hàm lượng chất xám của chúng, dù đúng hay sai, có vẻ như nhiều hơn hẳn tác phẩm của mấy đồng chí TS khác hay/thích xuất đầu lộ diện.

Bài thứ nhất, của đồng chí Vũ Quang Việt, xuất hiện trên cả Bauxite Việt Nam và tamnhin.net, với tiêu đề “Phân tích dự án Văn Giang” (tamnhin.net) Chi phí, doanh thu và lãi cho người đầu tư ở Văn Giang” (Bauxite Việt Nam). Ngoài một số giả định đưa ra để tính toán chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về được nêu trong Bảng 2 của bài viết mà tớ không muốn bình luận vì có thể đúng, có thể sai, tớ thấy tác giả có một số thiếu sót/sai lầm trong bài toán lợi nhuận của mình.

Thứ nhất, về giả thiết chỉ có ½ diện tích đất thu hồi (tức 250ha trong tổng số 500ha) được xây dựng với giá 6 triệu VND/m2, tác giả đã bỏ qua mấy thực tế như diện tích xây dựng có thể nhỏ hơn 250ha nhiều vì có khản năng với những dự án loại này, diện tích xây dựng có thể chỉ là 1/3 hoặc ít hơn.

Thứ hai, tác giả giả định giá bán là 20 triệu VND/ha trong số 250ha này (giả thiết là diện tích xây dựng đúng như tác giả giả định). Giá bán này có thể là bình thường, hợp lý vào thời điểm hiện tại, nhưng có thể là quá cao khi mới quy hoạch dự án (2003-04 gì đó), nên phải công bằng hơn với chủ đầu tư rằng họ hoàn toàn có thể chỉ dự tính một con số lãi khiêm tốn hơn nhiều con số mà tác giả đưa ra, nếu căn cứ vào giá cả đất đai tại thời điểm cách đây gần chục năm. Bản thân tớ mua cái nhà vào giữa năm 2007 giá tính ra chỉ có khoảng 35 triệu VND/m2 gì đó nhưng giá tại thời điểm năm ngoái có thể gấp đến trên 5 lần, hoàn toàn nằm ngoài sức tưởng tượng của tớ! Vậy thì giá đất Ecopark chắc cũng có thể tương tự theo xu hướng tăng giá như vậy lắm chứ? Cũng cần nói thêm rằng đã có rất nhiều hộ nông dân trong khu vực Ecopark tự nguyện đồng ý nhận đền bù trước đó, chứng tỏ rằng giá đền bù (kèm các quyền lợi khác) thực sự không phải là phi lý quá mức vào thời điểm trước.

Thứ ba, tác giả cũng đã bỏ qua thực tế rằng không phải 250ha còn lại thì chủ đầu tư chẳng phải tốn tiền. Nếu không tốn tiền thì chả nhẽ để đó làm đất hoang à? (Mà thậm chí có là đất hoang thì vẫn tốn tiền thuê người trông coi). Nói cách khác, dù với bất cứ mục đích làm gì với đất đó thì chủ đầu tư chắc chắn phải bỏ ra một mớ tiền nữa, và chắc là cũng không phải nhỏ, nếu so với quy mô và tính chất cao cấp của dự án tổng thể.

Thứ tư, tác giả còn bỏ qua rất nhiều loại chi phí có tên và không tên khác liên quan đến dự án, ngoài cái 6 triệu VND/m2 xây dựng nói trên và chi phí bỏ ra làm đường cao tốc. Một trong những chi phí này chắc chắn là chi phí lobby, hối lộ, bôi trơn (vì thế dự án mới được cấp phép nhanh như vậy). Mà chắc không cần phải nhắc lại rằng những loại chi phí này đôi khi mới là chi phí đáng kể nhất ở Việt Nam.

Tóm lại, qua mấy cái thiếu sót quan trọng kia, bài toán chi phí và lợi nhuận nói trên của đồng chí Vũ Quang Việt hoàn toàn là thiên lệch, phóng đại quá mức. Đồng chí cần phải xem lại một cách hết sức nghiêm túc nhé!

 Về bài của đồng chí Nguyễn Sĩ Dũng có tiêu đề “Lạmquyền” đăng trên tờ Lao động, có mấy đoạn đập vào mắt tớ như sau.

Thứ nhất,  đồng chí Dũng viết “Lạm quyền là con bệnh đặc trưng và phổ biến của quyền lực nhà nước”.

Hình như đồng chí Dũng nhầm lẫn lung tung trong cách sử dụng các cụm từ “lạm quyền” với “quyền lực”. Lạm quyền là lạm dụng quyền lực. Không thể nói nó (lạm quyền) là con bệnh đặc trưng và phổ biến của quyền lực nhà nước, đơn giản vì quyền lực nhà nước không phải là chủ thể có thể sử dụng quyền lực một cách sai trái (lạm quyền). Nếu đồng chí Dũng nói nhà nước lạm (dụng) quyền (lực) của mình thì nghe còn lọt lỗ tai một chút.

Thứ hai, đồng chí Dũng viết: “Vấn đề không phải là chỉ ở ta quyền lực mới như vậy, mà là chỉ ở ta quyền lực mới chưa bị kiểm soát đến như vậy.” Cái câu này thật như đánh đố. Nhưng tớ vẫn cố gắng diễn giải một chút. Có vẻ như khi viết “Vấn đề không phải là chỉ ở ta quyền lực mới như vậy”, đồng chí Dũng muốn nói rằng “ở ta quyền lực mới lạm quyền”? Nếu đúng vậy thì miễn bàn!

Khi viết “Mà là chỉ ở ta quyền lực mới chưa bị kiểm soát như vậy”, phải chăng đồng chí Dũng có ý muốn nói rằng vì “quyền lực chưa bị kiểm soát như vậy nên quyền lực mới sinh ra lạm quyền”? Nếu đúng vậy thì cũng miễn bàn! Ngoài ra, lưu ý rằng quyền lực “chưa bị kiểm soát” không luôn dẫn đến/liên quan gì đến cái chuyện “lạm quyền” ta đang nói ở đây cả. Quyền lực tuyệt đối như vua chúa (bắt chết là phải chết) nhưng cũng sẽ không có lạm quyền nếu sự bắt chết này là theo đúng luật (ví dụ các võ sĩ giác đấu theo luật khi thua thì sẽ có thể bị giết, và nếu vua đồng ý cho giết thì sẽ bị giết; vua đâu có gì là lạm quyền ở đây?)

Đồng chí Dũng viết: “Mà như vậy thì oan khuất, khổ đau của người dân, bất công trong xã hội vẫn còn rất khó bị loại trừ. Các vụ việc lạm quyền liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn bao giờ hết sự cần thiết phải xác lập cho bằng được nhà nước pháp quyền trên đất nước ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có được một khái niệm về nhà nước pháp quyền đúng đắn hơn so với khái niệm mà chúng ta đang có.

Nhà nước pháp quyền không phải là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật (muốn quản lý như thế nào thì cứ đặt ra pháp luật như thế ấy). Một nhà nước như vậy sẽ gần với nhà nước chuyên quyền hơn là nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó mọi quyền lực nhà nước đều bị pháp luật chế ước chặt chẽ, bao gồm cả quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Người dân có thể làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm, nhưng Nhà nước dứt khoát chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.”

Tớ chịu chẳng hiểu được tại sao đồng chí Dũng nói rằng Nhà nước pháp quyền không phải là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Không quản lý bằng pháp luật thì quản lý bằng gì? Bằng ý thích của những nhân viên công lực à?

Nhà nước cũng không thể đơn giản tự đặt ra pháp luật, mà hình như phải dựa vào Hiến pháp, thông qua Quốc hội. Mà Hiến pháp và Quốc hội là ai, là gì, do ai dựng nên, đặt ra (trên lý thuyết)? Một khi nhân dân (và đại diện của dân) đã thông qua, đã phê chuẩn pháp luật rồi và nếu nhà nước thực hiện chế tài theo đúng pháp luật rồi thì chuyện này (trên lý thuyết) có gì là sai trái, đáng phê phán?

Đồng chí Dũng lý luận: “Người dân có thể làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm, nhưng Nhà nước dứt khoát chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.” Tớ thấy đây cũng chỉ là sự đánh tráo khái niệm. “Không cấm” cũng có nghĩa là “được phép”, và như vậy thì vẫn có thể nói “nhà nước có thể làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm”.

Cuối cùng, đồng chí Dũng kết luận: “Pháp luật không cho phép đập phá nhà của công dân. Pháp luật không cho phép đánh hội đồng các nhà báo (và bất cứ công dân nào khác). Những hành vi lạm quyền nói trên là vi phạm nghiêm trọng pháp quyền. Chúng phải bị loại trừ khỏi đời sống của chúng ta.”

Nói luôn cho nhanh là những hành vi trên không phải là lạm quyền mà là phạm pháp vì làm những việc mà pháp luật cấm. Và thay vì nói là “vi phạm nghiêm trọng pháp quyền” thì tác giả cần nói là “vi phạm nghiêm trọng pháp luật”.

Chuyện chỉ có thế thôi mà nói loanh quanh, chơi chữ, lẫn lộn lung tung!


20 comments:

  1. Chia sẻ với a Ngọc: Đúng là tôi cũng không thích bài “Phân tích dự án Văn Giang” của a Việt. Không đọc kỹ vì không thích, chỉ nhìn lướt qua đã thấy tác giả làm sơ sài quá, không làm người ta tin tưởng được. Nếu tính kỹ có thể dự án lãi nhiều, lãi ít nhưng cũng không quan trọng lắm vì vấn đề ở đây không phải là lãi, lỗ mà là ăn cưới đất của dân, đẩy họ vào con đường bần cùng hóa, rồi chuyện mất đất trồng lúa, an ninh lương thực dài hạn, môi trường... Đó là những cái giá mà chẳng lãi nào chịu nổi.
    Nhưng với tư cách nhà kinh tế và chỉ xét hoàn toàn hiệu quả kinh tế của dự án thì a Việt nên tính toán chi tiết, có bản thuyết minh đầy đủ, công bố lên mạng, đồng thời có 1 bản tóm tắt đủ ý để người đọc thấy thuyết phục.

    ReplyDelete
  2. Cũng cần nói thêm với anh Đ. là tôi đọc bài này của đồng chí Việt đầu tiên là ở trên tamnhin.net, và không đọc tên tác giả phần cuối bài. Điều ngạc nhiên duy nhất của tôi lúc đó là tại sao một cái tờ báo vớ vẩn như tamnhin.net lại có bài viết khá là đặc biệt thế này (đặc biệt ở chỗ nó là tờ báo lề phải hầu như duy nhất đăng chuyện “tế nhị” này). Vì nghĩ là bài của phóng viên tamnhin.net nên tôi không hề ngạc nhiên về chất lượng của nó. Đến khi đọc bài này trên Bauxite Việt Nam tôi mới ngỡ ra là bài của ông Việt tôi mới thấy cần thiết phải comment.

    ReplyDelete
  3. Có lẽ nếu anh Việt là tác giả bài này thì chính anh ấy cũng ngại khi đăng một bài như thế nên không dám đề tên thật, vì trước tôi thấy anh ấy toàn dùng tên thật, viết rõ ràng, minh bạch. Tôi thấy mấy chỗ đưa toàn viết tắt VQV, đoán là anh ấy, nhưng có chỗ đề GSTS, nếu vậy thì chắc không phải anh ấy vì a Việt thường chỉ dùng TS chứ không thêm GS.

    ReplyDelete
  4. Vấn đề lạm dụng quyền lực thì trong sách của Rousseau (Khế ước xã hội) và (Bàn về tự do) của John Stuart Mill đã bàn đến rồi. Tôi nghĩ là anh nên tham khảo 2 cuốn này. Tôi đã còm trên blog Người lót gạch, nhưng Gõ Phan Minh Ngọc ra blog này tiện tay còn Ctl + V tôi thả ở đây nhé.

    Còn 2 vấn đề PMN nêu ra cần tranh biện thêm đó là:
    1. Người dân được làm những gì Nhà Nước không cấm nhưng Nhà Nước chỉ được làm những gì Pháp luật cho phép. Có nghĩa rằng, phạm vi hoạt động của người dân ở đây rộng hơn Nhà Nước. Cái gì mà Pháp luật chưa có chế tài thì người dân được làm. Nếu đó là cái sai, nhưng Luật chưa có điều khỏan quy định điều chỉnh thì chịu, không thể xử phạt người dân. Anh phải điều chỉnh Luật đã rồi anh mới xử phạt người ta được. Đó gọi là lách luật. Ví dụ vạch phân làn đường, cán vạch thì khác với vượt ranh.

    2. Những hành vi lạm quyền nói trên là vi phạm nghiêm trọng pháp quyền. Chúng phải bị loại trừ khỏi đời sống của chúng ta.”
    Nói luôn cho nhanh là những hành vi trên không phải là lạm quyền mà là phạm pháp vì làm những việc mà pháp luật cấm. Và thay vì nói là “vi phạm nghiêm trọng pháp quyền” thì tác giả cần nói là “vi phạm nghiêm trọng pháp luật”.

    Chỗ này thì tác giả lại hiểu sai ý. Đó là những hành vi không phải phạm pháp (chỉ có dân đen mới phạm pháp), còn người Nhà nước gọi đó là thi hành công vụ, vô ý chế người, cưỡng chế theo quy định của Nhà Nước. Người ta núp dưới những chiêu bài mỹ miều, nên gọi đó là lạm quyền. Anh được sử dụng dùi cui, súng trong công việc, nhưng nặng tay (?) chẳng hạn, thì đó là lạm quyền, khác với phạm pháp. Ví dụ khác, trong vụ Ecopark, đám nhân việc nếu không được bật đèn xanh đèn đỏ từ Hà Nội thì có dám mạnh tay đấm đá như vậy không? Đó là lạm dụng quyền lực. Quyền lực được sử dụng quá mức cần thiết. Khác với hành vi côn đồ phạm pháp.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ chưa đọc những quyển đồng chí gợi ý nhưng nghĩ là không cần phải đọc sách (nhất là sách kinh điển) để mà hiểu được khái niệm lạm quyền, pháp quyền v.v… như dùng trong hoàn cảnh này. Vả lại để biết/tranh luận cái gì mà cũng phải đọc đến vài quyển sách dầy vài trăm trang thì vừa không cần thiết, vừa không thể, vừa không hợp lý xét về nhiều mặt.
      Trở lại với 2 vấn đề đồng chí nêu ra.

      1. Đồng chí viết: Người dân được làm những gì Nhà Nước không cấm nhưng Nhà Nước chỉ được làm những gì Pháp luật cho phép. Có nghĩa rằng, phạm vi hoạt động của người dân ở đây rộng hơn Nhà Nước. Cái gì mà Pháp luật chưa có chế tài thì người dân được làm. Nếu đó là cái sai, nhưng Luật chưa có điều khỏan quy định điều chỉnh thì chịu, không thể xử phạt người dân. Anh phải điều chỉnh Luật đã rồi anh mới xử phạt người ta được. Đó gọi là lách luật. Ví dụ vạch phân làn đường, cán vạch thì khác với vượt ranh.

      Đồng chí có thể trích dẫn điều luật nào quy định rằng Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, và không được làm những gì mà pháp luật không cấm không? Về mặt nghĩa của từ, đồng chí có đồng ý rằng “không cấm” tức là “cho phép” ở thể chủ động và “được phép” ở thể bị động không? Và nếu nói như đồng chí thì làm gì còn câu: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”?

      2. Đồng chí viết: Chỗ này thì tác giả lại hiểu sai ý. Đó là những hành vi không phải phạm pháp (chỉ có dân đen mới phạm pháp), còn người Nhà nước gọi đó là thi hành công vụ, vô ý chế người, cưỡng chế theo quy định của Nhà Nước. Người ta núp dưới những chiêu bài mỹ miều, nên gọi đó là lạm quyền. Anh được sử dụng dùi cui, súng trong công việc, nhưng nặng tay (?) chẳng hạn, thì đó là lạm quyền, khác với phạm pháp. Ví dụ khác, trong vụ Ecopark, đám nhân việc nếu không được bật đèn xanh đèn đỏ từ Hà Nội thì có dám mạnh tay đấm đá như vậy không? Đó là lạm dụng quyền lực. Quyền lực được sử dụng quá mức cần thiết. Khác với hành vi côn đồ phạm pháp.

      Đồng chí nói lạ. Nhà nước không bao giờ phạm pháp ư? Ở trên đồng chí cũng vừa nói rằng Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Vậy khi nhà nước làm những gì mà pháp luật không cho phép thì không được gọi là phạm pháp (vi phạm pháp luật) à? Nhà nước là cái gì mà đứng trên cả pháp luật như vậy? Hay đồng chí lý luận rằng nhà nước còn đẻ ra pháp luật (giống như vua chúa)? Đâu phải vậy! Mà nếu đúng là vậy thì làm gì còn khái niệm “lạm quyền” nữa?
      Trở lại với ví dụ Ecopark. Chính quyền/Nhà nước vô cớ đánh người (những người không phạm bất cứ lỗi lầm nào) mà đồng chí bảo không phải phạm pháp, mà chỉ là lạm quyền. Điều luật nào cho phép chính quyền/nhà nước đánh người như vậy? Không được pháp luật cho phép đánh người (không có chống đối) thì khi cố tình, tự dưng đánh người phải bị gọi là phạm pháp. Nếu nhân viên công lực “tự vệ” quá mức khi bị tấn công thì còn có thể coi là lạm quyền (lạm dùng quyền tự vệ). Nhưng 2 trường hợp này là khác nhau hoàn toàn về bản chất.

      Đồng chí thấy lý luận trên của tớ không ổn thì đồng chí tiếp tục comment nhé. Đồng chí còn ý comment nào đăng ở cái blog nguoilotgach thì đồng chí post luôn lên đây để tớ trả lời một thề.

      Delete
  5. Tôi đang bận. Tôi sẽ làm rõ vấn đề này cho ông vì cũng có nhiều người không biết mình nói gì mà không chịu học lại cứ cãi. Ông đang cãi theo kiểu tư duy vấn đề có vẻ như là có phương pháp khoa học mà không dựa trên những kiến thức cơ bản. Tôi không tranh cãi ở đây, tôi sẽ gửi bài cho bauxitvn để họ đăng phản hồi. Và nhắc thêm là tôi cũng không phải đồng chí của ông.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng chí đừng nên hiểu từ “đồng chí’ tớ dùng ở đây theo nghĩa đen, vì rõ ràng tớ cũng chẳng có ai như vậy, theo nghĩa đen. Nếu không chấp nhận vậy (tớ gọi mọi người đều là đồng chí) thì đồng chí cũng không nên comment trong blog này để tớ phải mất công reply lại.

      Đồng chí cứ phản biện ở đâu đó đi rồi paste vào đây cho tớ nhé. Tớ đợi.

      Thú nhận thêm với đồng chí và mọi người là tớ cũng có đọc chút ít sách (và không thể gọi là đọc nhiều), nhưng tớ biết phân biệt đâu là con mọt sách, đâu là người đọc vì mục đích khoe chữ, làm hàng, đâu là người đọc thật và vận dụng được hiệu quả những điều đã đọc vào thực tế, vào công việc v.v…

      Delete
  6. Phản hồi của Admin Dân luận (không hiểu vì lý do gì mà không hiện ra trên blog này):

    Vừa bình luận trên Dân Luận, xin copy & paste vô đây để bác Ngọc tham khảo và tranh luận thêm:

    Trích: TS Dũng lý luận: “Người dân có thể làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm, nhưng Nhà nước dứt khoát chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.” Tôi thấy đây cũng chỉ là sự đánh tráo khái niệm. “Không cấm” cũng có nghĩa là “cho phép” (ở thể chủ động; hoặc “được phép”, ở thể bị động), và như vậy thì vẫn có thể nói “nhà nước có thể làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm”. (hết trích)

    Xin góp ý với bác Phan Minh Ngọc một chút về đoạn này. Thứ nhất, câu này không phải của bác Nguyễn Sĩ Dũng, nhiều người đã sử dụng nó trước bác Dũng. Thứ hai, khái niệm "không cấm" không đồng nghĩa với "cho phép" trong trường hợp chủ thể là "nhà nước" hoặc "công chức", đó là điểm khác biệt giữa công dân bình thường và công chức nhà nước. Một cá nhân khi hành động trong vai trò "công chức nhà nước" chỉ được làm cái gì mà pháp luật quy định họ được làm, không được tự ý suy luận rằng nếu pháp luật không quy định thì có nghĩa là "tôi được phép". Một cá nhân khi hành động trong vai trò "công dân bình thường" thì không bị giới hạn trên.

    Cách giải thích của tôi có lẽ không được nuột lắm, nên xin trích đoạn phỏng vấn sau của bác Nguyễn Đăng Dung để bổ sung cho bình luận trước:

    Trích: Trong cuộc trao đổi với báo Tiền Phong, GS-TS Nguyễn Đăng Dung, Chủ nhiệm bộ môn Hiến pháp (Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội), cho rằng sửa đổi hiến pháp lần này phải đặt một mục tiêu là “giới hạn quyền lực nhà nước để bảo vệ quyền của người dân”, bởi lẽ “với tư cách là đạo luật tối cao của mỗi quốc gia, hiến pháp phải có chức năng giới hạn quyền lực nhà nước”.

    GS Dung cũng phân tích thêm: “Theo từng thời kỳ, vai trò của hiến pháp luôn có sự thay đổi nhưng dù thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì hiến pháp vẫn phải giữ lại chức năng cổ điển vốn có của mình là giới hạn quyền lực nhà nước”. Nghĩa là: “Các cơ quan nắm giữ quyền lực nhà nước chỉ được hoạt động trong phạm vi quy định các quyền được phép làm của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp”.

    Ở đây, GS Dung đã nhắc lại một nguyên tắc kinh điển của luật học và tổ chức nhà nước, chính quyền, nói nôm na là người dân có thể được làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm nhưng nhà nước, chính quyền thì lại chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Có như vậy, quyền của người dân - chủ thể kiến tạo chính quyền cùng hệ thống luật mới được tôn trọng và bảo vệ.

    Tuy nhiên, ở Việt Nam, vì những điều kiện chủ quan và khách quan, trong một thời gian dài của thời chiến tranh và bao cấp, nguyên tắc ấy ít nhiều đã bị rơi vào quên lãng hoặc chí ít cũng không mấy được biết đến. Người dân dần dần trở nên thụ động trước cảnh Nhà nước có rất nhiều quyền và hoang mang không biết mình có quyền gì, “được làm đến đâu” và nếu có biết đi nữa thì cũng tạm bất lực trước một số hạn chế về luật đang hiện hành... (hết trích)

    Nguồn: http://phapluattp.vn/2011091012081558p0c1013/cho-dan-co-quyen-toi-thuong.htm

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ cũng rất tình cờ vừa reply tranh luận của đồng chí Admin Dân Luận trên Dân Luận. Nay cũng xin copy and paste luôn vào đây cho tiện.

      “Như tôi đã phản hồi một comment tương tự trên blog của tôi, bác Admin có thể trích dẫn điều luật nào quy định rằng Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, và không được làm những gì mà pháp luật không cấm không? Không có điều luật cấm này thì rõ ràng những gì nhà nước làm mà không bị pháp luật cấm đoán là hoàn toàn hợp pháp chứ? Và nếu lý luận như bác thì làm gì còn câu: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”? "Mọi người" ở đây theo tôi hiểu là mọi chủ thể trong xã hội, cá nhân, tập thể, công ty, chính phủ, nhà nước...

      Nội dung trích dẫn của bác như trên mới chỉ là một đề nghị, chứ không phải đã thành luật, và cũng khó mà có thể thành luật được. Cũng là để bổ sung thêm cho kiến thức còn nhiều lỗ hổng của tôi, xin bác Admin cho ví dụ ở nước nào có cái luật định này không? Tôi nói chân thành đấy.”

      Delete
  7. Có một số comments trên Dân luận về bài này và phần trả lời của tôi, tôi không copy mà chỉ để link ở đây để đồng chí nào muốn đọc thêm thì xin mời ghé vào Dân luận xem nhé.

    http://danluan.org/node/12629

    ReplyDelete
  8. 1. Những độc giả đọc bài của Ts Nguyễn Sĩ Dũng, họ đều hiểu vấn đề đúng theo cái nội dung mà anh giải thích rồi kết luận "nếu đúng như thế thì miễn bàn" đấy anh ạ. Thế cho nên, thiết nghĩ anh cũng nên miễn bàn.
    2. Còn đoạn nói về nhà nước pháp quyền của Ts Nguyễn Sĩ Dũng, anh nên đọc cho hết đoạn; và hiểu cho rõ bản chất của nhà nước pháp quyền rồi hãy bình loạn anh ạ.
    3. Rốt cuộc, chả hiểu anh cố tình bới lông tìm vết như thế để làm gì?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng chí này,

      Những lời hay ý đẹp của đồng chí nên mang ra các báo chí, diễn đàn có nhiều người đọc hơn cái blog còm này thì mới phải. Ở đó, chắc chắn đồng chí sẽ làm cho cái uy tín còi của tớ bay mất hút và sẽ nhận được nhiều lời tán đồng hơn là lời oán thán của tớ ở đây đấy! Tớ mách nước ít nhất có 2 nơi đồng chí có thể gửi bài đến là Bauxite Việt Nam và Dân Luận, là 2 nơi đăng tải bài của tớ. Phản biện phải ở những nơi đó mới có giá trị chứ, phải không đồng chí?

      Mà tôi nhắc đồng chí một chút trước khi viết bài gửi lên đó là đã có nhiều đồng chí trên đó phang tớ tới tấp rồi đấy, và tớ cũng đã trả lời trong chừng mực có thể rồi đấy. Đồng chí xem trước mà viết kẻo trùng lặp thì phí công của đồng chí ra.

      Nếu giả sử 2 nơi đó hoặc các nơi khác không đăng ý kiến của đồng chí thì đồng chí cứ quay về đây, paste cái của đồng chí lên đây rồi ta cùng chiến đấu nhé.

      Về chuyện nhà nước pháp quyền ấy mà, hay đồng chí giảng/chỉ cho tớ những cái sai/ngu đi? Tớ sẽ trả công bằng cách giảng lại cho đồng chí một trong các thủ đoạn/ngón đòn sau mà tớ đã học được từ thiên hạ:
      1. Làm thế nào để biến mình từ một thằng ngộ chữ/ít chữ/ngu thành một thằng có vẻ nhiều chữ/thông thái/nói như bố thiên hạ
      2. Làm thế nào để mình ném một cục chữ vào mặt thằng đối diện/đối thoại cho nó tối tăm mặt mày mà gọi mình là bố và nó tự xưng là con, để cho nó thấy nó chỉ đáng là phận con thật so với mình và quân/tướng mình.
      3. Làm thế nào để ép được thằng đối diện/đối thoại phải khai hết tuốt tuồn tuột động cơ bới lông tìm vết xấu xa của nó nhằm cứu thanh danh cho quân/tướng mình/bản thân mình.
      4. V.v... (Còn đề tài gì muốn học thì đồng chí cứ liệt kê ra)

      Tớ nói là đồng chí phải học thêm các ngón đòn này vì các võ của đồng chí so với những gì tớ đã gặp ấy mà, trẻ con lắm. Đồng chí phải tu luyện thêm nhiều năm nữa mới đủ tư cách làm học trò của tớ.

      Delete
    2. Thực sự, em không bao giờ có được cái tư cách để mà trở thành học trò của một người như anh, anh hiểu chưa ạ? :)

      Delete
    3. Đồng chí khen tớ, đánh giá tớ cao thế cơ à? Thật bất ngờ và quý hóa quá! Cám ơn đồng chí nhiều nhé!

      Delete
  9. Em đọc ở đây thấy buồn cười quá. Anh nhiều thời gian thật.

    ReplyDelete
  10. Bao giờ có bài nào hay hay, nhất định em sẽ lại gây sự với anh, tiến sĩ Nhật ạ

    ReplyDelete
  11. Đồng chí Anonymous “em” này không biết có phải là mấy đồng chí anonymous đôi khi vẫn xuất hiện trong đây thế không biết? Quả thật là tớ hơi bị rỗi, phải chuồn về Hà Nội chơi mấy ngày nay, giết mãi không hết thời gian.

    Về cái danh hiệu “TS Nhật”, hôm qua có một đồng chí gặp tớ cũng nói giọng y hệt đồng chí, đại loại hỏi tớ không biết học ở đâu hay sao mà lại chui sang Nhật học. Phen này tớ đến phải cắt cái dòng khai báo về chuyện học hành này trong CV mất thôi.

    ReplyDelete
  12. Anh lại đưa em lên mạng rồi.

    ReplyDelete
  13. Gửi Ông Mr Ngọc, có các vấn đề ông nêu ra theo tôi là đúng, nhưng tôi dị ứng với cách ông xưng hô với người khác, ông dùng từ "đồng chí" nghe hết sức phản cảm. Thà ông cứ dùng từ "ông" nghe thuận hơn.
    Chỉ có CS mới dùng từ này, đằng này ông đi 'du học" ở Nhật mà dùng từ này xem ra Nhật đào tạo ra ông cũng bằng thừa. Ông nên đổi cách xưng hô đi. Còn một điều nữa tôi ghét CS.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ thì không có vấn đề gì với cụm từ "đồng chí" cả. Tất nhiên "đồng chí" tớ dung ở đây có nghĩa khác nhau tùy theo đối tượng người đọc. Viết là "đồng chí" mà nhiều lúc hoàn toàn có nghĩa ngược lại, tùy theo cách hiểu của mỗi người. Ông đồng chí Anonymous này cũng không nên "lăn tăn" quá làm gì, trừ khi ông đồng chí nghĩ rằng tớ coi ông đồng chí cũng là người cùng hội cùng thuyền với những người mà ông ghét.

      Nhật đào tạo (thực ra tớ chỉ học được từ sách vở và một thầy giáo Mỹ 100% thôi), nhưng không có nghĩa là không được dùng "đồng chí" với ai cả. Mong ông đồng chí đừng ghét lây tớ vì cụm từ này nhé!

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).